Chế độ ăn uống có thể cứu bạn khỏi COVID-19 không?

Ảnh của Fixy

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiểm cúm tàu lớn nhất mà người ta chưa nói đủ về nó.

“Chúng ta có tới hai bệnh dịch: béo phì và COVID-19”,  tiến sĩ  Mariela Glandt, một nhà khoa học nội tiết và dinh dưỡng được đào tạo tại Đại học Harvard và Đại học Columbia, hiện sống ở Israel và đang điều hành một phòng khám dành cho bệnh nhân tiểu đường ở Ramat Aviv, cho biết.

Theo bà tiến sĩ, “Chừng nào đại dịch vẫn còn tiếp diễn, bất cứ ai quan tâm đến sức khỏe của mình nên làm mọi cách để cải thiện các yếu tố nguy cơ mà họ kiểm soát được” - trong số đó có chế độ ăn uống.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù ăn uống đúng cách cũng không thể ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, nhưng sức khỏe trao đổi chất tối ưu có thể giúp ngăn ngừa tác động tiêu cực khi bị lây nhiễm. Đó là vì “chế độ ăn uống và duy trì trọng lượng cơ thể tốt là điều cốt yếu ổn định chức năng miễn dịch, giúp cơ thể kháng lại các bệnh truyền nhiểm và làm giảm các hậu quả bất lợi trong trường hợp bị lây bệnh,” theo Giáo sư Mona Boaz, Khoa Khoa học Dinh dưỡng ĐH Khoa học Y thuộc viện Đại học Ariel.

“Một chế độ ăn uống kém chất lượng, như chế độ ăn uống hiện đại của Mỹ, với đồ ăn vặt, tinh bột chế biến ăn ngay và các chất béo rẻ tiền, gây ra rối loạn chức năng trao đổi chất và có thể là một thảm họa khi chế độ ăn đó kết hợp với virus Corona”, Glandt viết trong cuốn sách điện tử có tiêu đề “How to Eat in The Time of COVID-19” xuất bản gần đây với Ross Wollen và Jessica Apple.

Cuốn sách được xuất bản bởi ASweetLife, một nhà xuất bản tự giới thiệu là “cơ quan đáng tin cậy trên Internet về nghệ thuật chung sống khỏe cùng bệnh tiểu đường”.

Lây nhiểm COVID-19 ở mức nghiêm trọng – phải nhập viện, điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt, thở máy và thậm chí tử vong - có liên quan đến chỉ số trọng lượng cơ thể cao hơn trung bình, theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh.

Cụ thể, bệnh nhân béo phì theo chỉ số BMI có tỉ lệ nhập viện vì cúm tàu tăng 76%, Boaz viết trong một bài báo sắp được xuất bản nhưng chưa được đồng nghiệp đánh giá. Cô cho biết khả năng phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt ICU tăng 67%, phải thở máy tăng 119 % và tử vong 37% - tất cả đều theo các nghiên cứu gần đây.

Hơn nữa, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí được bình duyệt PLOS One vào cuối tháng trước cho thấy những người có chỉ số đường trong máu cao nhưng chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh hoặc tử vong cao khi nhiểm nặng COVID-19.

Các nhà nghiên cứu, từ Đại học Hebrew ở Jerusalem, Bảo hiểm Y tế Meuhedet, Trường Công nghệ Jerusalem và Trung tâm Y tế Đại học Hadassah, đã thực hiện một nghiên cứu hồi tố đối với tất cả các cá nhân trên 18 tuổi được Meuhedet bảo hiểm và nhiễm virus từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2020.

Trong số 37.121 người dương tính với Covid-19, 707 người tiến triển nặng gồm cả 244 người đã tử vong.

Chỉ số đường huyết bình thường ở người lớn là từ 70 đến 100 miligam đường trên mỗi decilit máu (mg/dL) sau 8 giờ nhịn ăn. Bệnh nhân có lượng đường 105-125 mg/dL có nguy cơ tiến triển nặng khi nhiểm Covid-19 cao hơn 1,5 lần so với bệnh nhân có chỉ số đường thấp hơn 105 mg/dL. Bệnh nhân có chỉ số đường huyết từ 125-140 mg/dL có nguy cơ tiến triển nặng cao gấp đôi.

Tiến sĩ Michal Shauly-Aharonov thuộc Trường Công nghệ Jerusalem giải thích: “Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố nguy cơ gây tiến triển nặng khi nhiểm phải virus Corona để có thể được điều trị trước khi nhiểm.”

Béo phì, cao huyết áp, tiểu đường và nhiều dạng bệnh tim mạch là những triệu chứng của một chứng bệnh tiềm ẩn được gọi là bệnh kháng insulin, Glandt viết.

“Insulin là loại hormone cho phép cơ thể bạn chuyển hóa đường glucose trong thực phẩm bạn ăn. Bình thường thì đây là một quá trình tự nhiên lành mạnh: insulin tăng khi ăn, và giảm xuống mức rất thấp giữa các bữa ăn,” Glandt giải thích. “Insulin là một loại hormone dự trữ và tăng trưởng, và điều quan trọng là phải có sự cân bằng giữa mức insulin cao và thấp.

“Nhưng khi bạn có một chế độ ăn uống quá nhiều đồ ngọt và tinh bột, việc sản xuất insulin trong cơ thể bạn có thể tăng đến không kiểm soát được. Dần dà, các tế bào của bạn trở nên kháng insulin, làm giảm tác dụng của nó, lại khiến cơ thể bạn sản sinh thậm chí là nhiều insulin hơn.”

Lượng đường huyết cao đồng nghĩa với không còn chỗ để lưu trữ đường trong các tế bào và do đó, đường sẽ ở lại trong máu. Nếu người ta ngưng nạp thêm đường vào cơ thể, lượng đường của họ sẽ giảm xuống.

Thông qua phòng khám của mình, Grandt đã giúp 97% khách hàng giảm insulin thông qua chế độ ăn uống. Trung bình, mỗi khách hàng của cô giảm 8kg (18 lbs) trong sáu tháng đầu tiên. Hơn nữa, khoảng 65% bẹnh nhân đã bình thường hóa được lượng đường trong máu của họ đến mức họ không còn bị coi là mắc bệnh tiểu đường nữa.

Grandt ủng hộ chế độ ăn ketogenic - chế độ ăn giàu chất béo, đủ protein, ít carbohydrate  - bao gồm tránh tất cả các loại dầu hạt, chẳng hạn như hạt cải, đậu tương, hướng dương và ngô; tránh tất cả các loại đường; và dung nạp lượng phức chất carbohydrate ở mức tối thiểu.

Boaz thì khác. Cô từng nói rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có điều chỉnh - bao gồm cá, các loại hạt, tương đậu, sốt mè và đậu chiên, ăn nhiều trái cây và rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô liu, và ăn ít thực phẩm chế biến sẵn hơn, là cách để đạt được cân bằng insulin phù hợp.

“Đại dịch đặc biệt này đã làm nổi bật tác động mà bệnh béo phì có thể gây ra đối với hệ thống miễn dịch,” Boaz nói.

Cô nhấn mạnh rằng chính sách y tế công cần hướng vào việc cải thiện chất lượng chế độ ăn uống, đặc biệt ở những người trẻ, những người có nhiều khả năng sẽ tuân theo các thói quen lành mạnh hơn nếu được dạy ngay từ khi còn trẻ.

 “Lô-gic sẽ mách bảo bạn rằng nạp đầy đủ dinh dưỡng và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh luôn có lợi cho bạn”.

Tác giã: MAAYAN JAFFE-HOFFMAN

Nguồn: https://www.jpost.com/health-science/can-what-you-eat-save-you-from-covi...